Hiện nay, tiêm chủng vaccine phòng Covid – 19 là biện pháp hiệu quả duy nhất để hạn chế tình trạng nhiễm bệnh cũng như giảm đi tình trạng nghiêm trọng và tử vong do đại dịch Covid-19 gây ra. Tại Việt Nam, chính phủ khuyến khích người dân tiêm chủng vaccine Covid – 19 nên nó hoàn toàn miễn phí và được thực hiện một cách tự nguyện. Nhưng cũng không tránh khỏi nhiều lo ngại của người dân về tác dụng và rủi ro của một số vaccine sau khi tiêm. Vậy hãy tìm hiểu quy định của pháp luật về rủi ro tiêm chủng vaccine qua bài viết này nhé!
Các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine phòng Covid – 19 thường nhẹ hoặc trung bình tùy theo thể trạng từng người và nó được xem là một điều tốt, cho thấy rằng vaccine đang hoạt động, nhưng sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, không có tác dụng phụ, không có nghĩa là vaccine kém hiệu quả, bởi mỗi người sẽ phản ứng một cách khác nhau. Tiêm chủng vaccine trong thời điểm hiện nay là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất để phòng chống dịch Covid-19 cũng như đảm bảo sức khỏe của bạn.
Rủi ro trong tiêm chủng và sự hỗ trợ của nhà nước

Hiện nay vẫn còn rất nhiều người băn khoăn, lo lắng những biến chứng, rủi ro khi tiêm chủng nên họ còn chần chừ chưa mạnh dạn đăng ký tiêm chủng. Một trong số những thắc mắc đó là nếu gặp rủi ro trong tiêm chủng có được bồi thường không? Mức bồi thường như thế nào? Và ai có trách nhiệm bồi thường?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP quy định 2 trường hợp được bồi thường, gồm: Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật; người được tiêm chủng bị tử vong.
Theo đó, khi sử dụng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
Điều 16 của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP quy định:
- Thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút.
- Đối với thiệt hại đến tính mạng được hỗ trợ như sau: các chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trước khi tử vong; chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định; chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100 triệu đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại; các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút.
Thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút quy định như sau: hỗ trợ thiệt hại vật chất cho 1 người phải nghỉ việc không hưởng lương để chăm sóc cho trường hợp được Nhà nước bồi thường thì được hỗ trợ theo thu nhập thực tế bằng mức đóng BHXH của tháng trước liền kề. Nếu người chăm sóc cho trường hợp được Nhà nước bồi thường mà không xác định được thu nhập thực tế của người đó thì xác định mức hỗ trợ bằng mức lương tối thiểu vùng nơi người chăm sóc thường trú tại thời điểm giải quyết bồi thường chia cho 22 ngày rồi nhân với số ngày chăm sóc thực tế.
Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường là người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì được hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút trong thời gian cứu chữa. Mức hỗ trợ tương tự như mức hỗ trợ cho người chăm sóc được quy định nêu trên.
Những rủi ro trong tiêm chủng vaccine phòng Covid- 19 xảy ra là điều không ai mong muốn, tuy nhiên Nhà nước đã quy định bảo đảm đầy đủ các quyền lợi của người dân trong quá trình tiêm chủng. Nên mọi người cần bình tĩnh, sáng suốt lựa chọn vaccine tiêm chủng sớm nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
*Tham khảo báo Tây Ninh
Tham khảo thêm tại Fanpage: https://www.facebook.com/toptayninh
Hộp thư góp ý: info@toptayninh.com hoặc tại đây!
Hotline: 0886. 6789.70