Khi nào và đối tượng nào cần đi khám hậu Covid – 19?

Khi tình hình dịch bệnh cứ liên tục kéo dài làm cho mọi người không còn tâm lý lo sợ nữa vì đã tiêm đủ vaccine thì hậu Covid xuất hiện làm nhiều người choáng váng, lo sợ và đổ xô đi khám hậu Covid – 19. Nhưng khi nào và đối tượng nào cần đi khám hậu Covid – 19? Là điều không phải ai cũng biết để khám đúng thời điểm và tiết kiệm tiền bạc, thời gian, công sức. Vậy nên bài viết này do Top Tây Ninh tổng hợp sẽ trả lời câu hỏi trên cho bạn.

Hội chứng hậu Covid – 19 là gì?

Khi nào và đối tượng nào cần đi khám hậu Covid – 19? 01

Hội chứng COVID -19 kéo dài (hay hậu COVID -19) là khi một người có các triệu chứng COVID dai dẳng trên 12 tuần kể từ khi được test dương tính hoặc có các triệu chứng như nhiễm COVID. Tình trạng này có thể xuất hiện rất đa dạng, đồng thời cùng một lúc hoặc trong khoảng thời gian khác nhau. Triệu chứng COVID kéo dài rất đa dạng, gặp ở tất cả các cơ quan, tuy nhiên các triệu chứng trên hệ hô hấp phổ biến nhất.

Nghiên cứu Quốc tế khái quát về đặc điểm lâm sàng hậu COVID (năm 2021) cho thấy, các triệu chứng thường gặp nhất là: Yếu (41%), khó chịu chung (33%), mệt mỏi (58%), đau đầu (44%), suy giảm khả năng tập trung (26%), khó thở (25%), rụng tóc (25%) và chất lượng cuộc sống bị giảm sút khoảng 37% (18,4 đến 59,9%).

Không giống như một số loại hội chứng hậu bệnh lý khác có xu hướng chỉ xảy ra ở những người đã bị bệnh nặng, hậu COVID -19 có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị mắc COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ, hoặc thậm chí trong thời gian mắc bệnh họ không có triệu chứng thì vẫn có thể bị ” hậu COVID-19″ với biểu hiện chức năng ở nhiều cơ quan:

+ Nhóm triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, các triệu chứng sẽ nặng hơn sau các hoạt động thể lực hoặc tinh thần; Đau cơ hay đau khớp; Thay đổi giọng nói và Sốt.

+ Nhóm triệu chứng cơ quan hô hấp, tim mạch: Khó thở hoặc cảm giác hụt hơi; Ho kéo dài; Đau ngực.

+ Nhóm triệu chứng tâm thần kinh và nội tiết: Đau đầu, chóng mặt; suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung tư tưởng và rối loại giấc ngủ; Mất vị giác hoặc rối loạn cảm giác vị giác, khứu giác; Trầm cảm hoặc lo âu; chu kỳ kinh nguyệt…

+ Triệu chứng tiêu hóa: đau dạ dày, tiêu chảy, rối loạn chức năng đại tràng.

Xét nghiệm cận lâm sàng có thể gặp: tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormon giáp, giảm độ lọc cầu thận; rối loạn chức năng hô hấp: giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi;

Phát hiện thấy bất thường hình ảnh học: xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực, rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não sẽ phát hiện tổn thương vi mô vùng hải mã, thùy đảo, thùy khứu giác, chất trắng (phát hiện thấy 55% có tổn thương) ở những ca bệnh có biểu hiện lâm sàng thần kinh.

Những ai cần đi khám hậu Covid-19?

Khi nào và đối tượng nào cần đi khám hậu Covid – 19? 02

Bác sĩ Vinh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, không phải tất cả mọi người sau khi khỏi Covid-19 cần đi khám hậu Covid-19. Tuy nhiên cũng không nên có tư tưởng chủ quan, hậu Covid-19 sẽ không sao.

Nhóm cần đi khám hậu Covid-19 là:

– Người có nguy cơ cao như người lớn tuổi, từng nhập viện điều trị Covid-19, người có nhiều bệnh nền

– Người có triệu chứng bất thường sau một tháng khỏi bệnh mà không thể lý giải bằng nguyên nhân khác.

Với nhóm người khỏe mạnh thì tiếp tục tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý, dinh dưỡng, vận động, lắng nghe cơ thể.

Khi nào được xem là mắc hội chứng Covid-19 kéo dài?

Bác sĩ Nguyễn Như Vinh cho biết hiện có 3 định nghĩa về hội chứng Covid-19 kéo dài.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một người được xem mắc hội chứng hậu Covid-19 kéo dài khi xuất hiện các triệu chứng không thể lý giải sau 3 tháng mắc Covid-19 và triệu chứng này kéo dài trong 2 tháng.

Trong khi đó Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ định nghĩa hội chứng Covid-19 kéo dài là những triệu chứng không lý giải được bằng lý do khác mà người bệnh gặp phải sau hơn 4 tuần khỏi bệnh.

Theo Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (NICE), mốc thời gian để xác định một người mắc Covid-19 là sau 3 tháng.

Bác sĩ Vinh cho biết, nếu theo định nghĩa của WHO thì số người ở Việt Nam mắc hội chứng Covid-19 là rất ít. Định nghĩa này có tính chất tương đối trong nghiên cứu còn khó áp dụng thực tế. Ví dụ nếu một người có triệu chứng ho sau 3 tháng, triệu chứng này xuất hiện liên tục trong 1 tháng thì vẫn phải cần đi khám hậu Covid-19 sớm chứ không thể chờ đến 2 tháng mới khám.

Diễn tiến bệnh Covid-19 chia 3 giai đoạn. Giai đoạn cấp tính là kể từ khi có triệu chứng, test nhanh dương tính, thường dài khoảng 4 tuần. Trong giai đoạn cấp tính, nhiều khả năng các triệu chứng sẽ tự hồi phục. Tuy nhiên nếu người bệnh cảm thấy các triệu chứng nặng lên như ho nhiều ra máu, khó thở nhiều, sốt không hạ… thì cũng nên đi khám.

Từ 4 tuần đến 12 tuần là giai đoạn Covid-19 vẫn tiến triển, xét nghiệm âm tính nhưng bệnh chưa khỏi hoàn toàn. Sau 12 tuần được xem là giai đoạn hậu Covid-19. Như vậy, hội chứng Covid-19 kéo dài bao gồm cả giai đoạn tiến triển và hậu Covid-19, tức từ 4 tuần đến 12 tuần trở lên.

Theo bác sĩ Vinh, tại Việt Nam, phần lớn người dân có triệu chứng và đi khám từ 4 tuần trở lên, tương tự định nghĩa của CDC Mỹ. “Một người có triệu chứng bất thường sau khi khỏi Covid-19 một tháng mà chính bản thân hay nhân viên y tế không thể lý giải bằng nguyên nhân khác thì mới gọi đó là Covid-19 kéo dài”, bác sĩ Vinh nói. Ví dụ một người bị tiểu đường, trong thời gian bị Covid-19 không thể mua thuốc uống đều đặn nay khỏi Covid-19 cảm thấy mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều thì là do tiểu đường không kiểm soát được, có lý do chứ không phải do hậu Covid-19.

Hay nếu một bệnh nhân bị ho sốt, khó thở nhưng hình chụp X-quang phổi cho thấy dấu hiệu bệnh lao thì đây không phải hậu Covid-19. Do đó để biết một triệu chứng có phải hậu Covid-19 hay không, bác sĩ phải loại trừ các lý do gây nên triệu chứng đó. Khi không tìm được lý do thì mới gọi đó là hậu Covid-19.

Thông tin tổng hợp

Tham khảo thêm tại Fanpage: https://www.facebook.com/toptayninh
Hộp thư góp ý: info@toptayninh.com hoặc tại đây!
Hotline: 0886. 6789.70